Người ta thường hay nói: “tình cờ gặp nhau hay gặp nhau qua sự ngẩu nhiên” Riêng tôi, khi hai người lạ gặp nhau là cả một cơ duyên. Một hôm, có người bạn mời tôi tham dự buổi ra mắt sách của một nhóm văn hữu cùng nhau hợp tác, trong đó có anh. Tánh thích kết giao và nễ bạn, tôi nhận lời và tham dự buổi ra mắt sách đó tại một nhà hàng.
Tôi tới đúng giờ và được sắp ngồi chung bàn với một vài vị tác giả của đặc san, theo lời giới thiệu của ban tổ chức, trong bàn tôi ngồi có Thi sĩ Nhược Thu và một vài anh chị em văn hữu khác. Qua những lời tự giới thiệu, chúng tôi được biết tên của nhau để cùng đàm luận những chuyện nắng, mưa.
Qua vài câu nói xã giao, tôi cảm thấy có cái gì hay hay ở những chuyện vu vơ đó, một hạnh ngộ khác, tôi ngồi gần Thi sĩ Nhược Thu và được biết người ngồi kế bên anh là chi Nhược Thu, rất ít khi, tôi được thấy cả hai…ông, bà cùng nhau tham dự một buổi…ra mắt đặc san văn, thơ mà chính Nhược Thu cũng là một trong những tác giả của tuyển tập.
Trước đây, tôi cũng đã có dịp đọc qua thơ của Nhược Thu, và có một vài nhận xét về thơ của anh, nhưng vì đông người, nên chúng tôi chỉ nói chuyện được với người ngồi gần mình nhứt, vì tế nhị. Qua vài câu trao đổi, tôi cảm thấy ở Nhược Thu có nhiều điều mà tôi cảm mến. Thật tâm mà nói, đây là lần đầu tiên tôi biết anh chị Nhược Thu nhưng với bút hiệu “Nhược Thu” hình như tôi có một cảm tình rất đặc biệt, và thẳng thắng nói ra cảm nghĩ của mình cho anh chị nghe. Theo sau những thể lệ thông thường là giới thiệu những tác giả trong tuyển tập, tất cả mọi người trở về chổ ngồi và tiếp tục những câu chuyện dỡ dang lúc ban đầu. Anh Nhược Thu có nói với tôi:
-Tôi xin tặng anh một tập thơ “Góp nhắt” của tôi và anh Sông Cửu về đọc chơi đỡ buồn. Nói xong anh đứng dậy ra xe lấy tập thơ và ký tặng cho tôi. Tôi hân hạnh nhận tập thơ và có lời trân trọng cảm ơn anh. Rồi tiệc cũng tàn, tất cả mọi người ra về trong niềm vui.
Ngày qua tháng lại, tôi có nhiều chuyện phải lo cho nên chưa có dịp đọc tập thơ mà Nhược Thu đã tặng. Một hôm, rỗi rãnh tôi tới tủ sách để tìm sách đọc cho qua giờ, bổng thấy tập thơ Nhược Thu đã tặng cho tôi mà tôi chưa có dịp đọc. Ngày ra mắt tuyển tập, tôi được biết đến bút hiệu “Nhược Thu”, và đã đánh động cái tò mò của tôi về bút hiều này, nhưng vì tế nhị, tôi chưa tiện hỏi anh. Nào ngờ, khi đọc tập thơ, chính anh giải tỏa thắc mắc đó của tôi qua bài “Thu”.
Tôi chỉ định đọc một vài bài rồi thôi, không ngờ, những dòng thơ của anh đã cuốn hút tôi, không thể bỏ tập thơ xuống, bởi lẽ, thơ anh vương vấn những thân thương, trìu mến, những ray rức của những ngày xa xưa nào đó hay những đau khổ dập dồn, những xót xa trong cuộc sống đã qua, để hôm nay anh “góp nhặt” lại quả thật không sai.
Gần đây, trên diển đàn Thời Nay, Nhược Thu cũng đã cho chúng ta những bài thơ đầy tình người. Trước hết với người bạn trăm năm:
…
Anh đã bảo rồi, em chờ đợi
Lưu đày đâu dám mộng đòan viên
Vì con em hãy liều thêm bước
Hãy để mình anh gánh lụy phiền
…
Nếu lỡ mà anh về chẳng được
Khi đàn con lớn hỏi về cha
Thì em hãy chỉ trời phương Bắc
Ba đã đền yên nợ nước nhà
(NT- Hai người chung ngắm một vầng trăng)
Đó là cái đảm lược của người trai thời tao lọan, “mình làm mình chịu” khi sa cơ thất thế, can đảm gánh chịu một mình mà không muốn hệ lụy cho người bạn trăm năm, và cũng không quên nhắn gởi tới đàn con còn thơ dại…
Nhược Thu đã tỏ được tấm lòng son sắt với nước non, anh đã thất vọng để nhìn thấy cảnh tang thương của gia đình, của đất nước qua ngày… bất hạnh của Tháng Tư “đen”. Nhưng anh vẫn không hằn hộc chỉ đắng cay nhẹ nhàng qua những vần thơ đầy nhân bản…
…
Tháng Tư bếp dẫu tàn tro lạnh
Những vẫn bùng sôi nước réo vang
Em nấu gì khi dòng nước cạn
Cả vần thơ nhỏ cũng tan hoang
(Tháng Tư cơm nấu vo bằng lệ-NT)
Và anh cũng không thiếu xót nhắc lại cảnh đau thương của người bạn tù cùng cảnh ngộ khi bị lưu đày sau ngày thất thủ, và tự hỏi rồi đây anh có giống bạn anh chăng!
Tôi vuốt mắt anh hốc đã khô
Cố giương lần cuối hướng xa mờ
Đôi môi buổi sáng còn trăn trối
Giờ đã thâm bầm theo ước mơ
…
Tôi tiển đưa anh lệ đẩm lòng
Mai đây có đến lượt tôi không?
Mà tôi mong chẳng bao giờ biết
Vì chúng mình cùng mẫu số chung…
(NT-Người ở lại LaoKay )
Đối với Nhược Thu, anh cũng không quên tình đồng môn, nghĩa thầy trò cho nên anh trút ra những lời thơ nhung nhớ…
…
Nhớ quá cổng trường xưa cũ kỹ
Dường như mới lại tự hôm qua
Thầy yêu bạn quý ngồi chung ghế
Nhìn lại đầu nhau tóc đã ngà…
(NT-Nhớ Quá)
Với Nhược Thu, hình như anh không quên bất cứ sự việc gì đã qua đời anh, chứng tỏ con người Nhược Thu có lòng chung thủy, từ gia đình, bạn hữu, nghĩa thầy trò, tình đồng đội cho đến nơi anh đã trưởng thành…
…
Sài gòn chốn ấy nắng chang chang
Ngày tiển đưa nhau lắm ngỡ ngàng
Giửa lúc xuân hồng xe ngựa đổ
Nhạt nhòa dĩ vãng buổi sang trang…
(NT-Sài Gòn Cuối Năm)
Đã là thơ, thì không thể thiếu chất lãng mạng, cho nên, thơ Nhược Thu cũng chứa chan những mộng mơ, những luyến ái khi tuổi bước vào đời …
…
Những cái đuôi ôi những cái đuôi
Con đường sao ngắn quá đi thôi
Trời chang chang nắng mà nghe… mát
Vì miệng em cười tươi rất tươi..
(Phượng đỏ sân trường em đỏ môi-NT)
Và cái lãng mạng đó liên tiến trong anh cho tới khi…
…
Em có nghe gì khi xa nhau
Ngòai sân thư viện nắng phai màu
Mắt buồn em nhuộm pha màu nắng
Hay nắng phai vì ta vắng nhau…?
Cái lãng mạng của Nhược Thu là ở chỗ anh “dám” hỏi là “hay nắng phai vì ta vắng nhau”Chứng tỏ cái lãng mạng của anh có phần…trội hơn những cái nhút nhát của con người, cái bạo dạn đó nó phát xuất vì …tình yêu. (Ai mà có phước quá vậy chị Nhược Thu?).
Trong thơ Nhược Thu, chúng ta nhận thấy ở anh có đầy đủ những chất chứa, từ lãng mạng của thời trai trẻ, đến những khắc khỏai của tâm hồn khi tuổi bước vào đời và hơn hết là những suy tư về đất nước dù bản thân có bị đọa đày. Nhưng anh vẫn hiên ngang chịu đựng mà không hề óan trách. Đó là cái dũng của người trai thời lọan.
Tóm lại, đọc thơ Nhược Thu, người đọc có cảm giác rất thân thương, dù trong cảnh đọa đày anh vẫn dững dưng, không sợ hải, không óan trách than van cho chính bản thân mình, mà chỉ xót xa cho những người thân, người bạn tù cùng cảnh ngộ, hình như anh đã cưu mang những thâm tình đó từ thuở xa xưa…
Với dòng thơ đầy nhân bản, đầy tình người trong ý thơ của Nhược Thu và…còn, còn nhiều lắm những đặc điểm dễ thương khác. Tôi không thể nào dằn lòng mà không thốt lên những ý nghĩ chân thật của mình để được gởi đến bạn hữu cùng Nhược Thu qua những dòng chữ thô sơ.
Đằng Minh-CBT
Thu 2004
********************
Những Vần Thơ Góp Nhặt
Sông Cửu – Nhược Thu ... Thơ của hai anh... đẫm đầy mật ngọt hương lúa, phù sa và tình yêu, dòng sữa ngọt nuôi sống con người và làm thăng hoa đời sống . Vì vậy bàng bạc trong tập thơ này, bạn yêu thơ sẽ tìm thấy sức sống vừa thâm trầm, vừa mãnh liệt vừa lãng mạn vừa tin tưởng trong hai nhánh của dòng sông tình yêu: tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa". Đó là lời giới thiệu của anh văn thi sĩ Phan Anh Dũng nơi trang 4 về thi tập "Góp Nhặt" của hai anh thi hữu trong nhóm Sóng Việt, San Diego mà tôi rất hân hạnh quen biết.
Quả thực đúng như những gì mà anh thi sĩ Phan Anh Dũng nhận xét về đôi bạn kẻ sông Tiền, người sông Hậu này. Anh Sông Cửu (SC) tên thật là Bùi Công Tường, quê quán Bến Tre, Kiến Hòa, tượng trưng cho con sông Tiền Giang. Anh đã vào nghiệp báo chí, văn học trước năm 75. Phần anh Nhược Thu (NT) thì theo học chuyên ngành văn khoa tại đại học Sài Gòn, anh có tên thật là Tạ Văn Hiến, sinh quán tại Ba Xuyên, Sóc Trăng, tượng trưng cho sông Hậu Giang. Một khi hai con sông lớn này của vùng đồng bằng nam bộ Việt Nam đã hòa nhập vào nhau người ta thấy những án thơ dâng lên cuồn cuộn như trong thi tập Góp Nhặt, hay tựa như những dòng thơ luân chuyển ngọt ngào, rào rạt như ngọn sóng thủy triều.
Tôi cầm trên tay quyển thi tập Góp Nhặt do hai anh in chung. Sách dầy hơn 100 trang. Ấn loát rất mỹ thuật, hình bìa trước sau màu lam nhạt, mặt trước có hình những con sóng biển trắng dâng cao cuồn cuộn, mặt sau là hình của hai tác giả, kèm theo những đoãn thơ tiêu biểu của hai anh. Bài viết giới thiệu thi tập này được chia làm hai phần, phần một điểm qua thi ca của thi sĩ SC và phần sau vè những án tình thơ của thi sĩ NT.
Những vần thơ của thi sĩ Nhược Thu.
NT có thể được xếp vào nhóm thi ca lãng mạn về hệ phái tình yêu thuần túy. Đọc thơ NT người ta không khỏi không rung động con tim, dù là thơ anh sáng tác dưới nguyên tác Việt ngữ hay được chuyển dịch sang Anh ngữ.
Trong bài "Nỗi Buồn Cỗ Tích" NT kể về một mối tình cũ đã bay xa, thi sĩ dùng ánh trăng soi lại cuộc tình đã mất:
"Thêm nửa mùa trăng đến nữa rồi
Bao lần ta hỏi mượn trăng soi
Nhưng em đã giấu trong tiền kiếp
Làm vỡ trăng thề rả cuộc chơi..."
Tình trăng thu soi tuế nguyệt, thi sĩ thú nhận say đắm tình yêu cũ mang đặc tính thần thoại cổ tích:
"Sao em đâu vắng tình hoang phế?
Đã lỡ yêu rồi nên phải cam
Ta lạc vào cổ tích tìm em
Nhờ trăng thắp đuốc tỏa đi tìm
Thấy em về lại nguyên tiền kiếp..."
Nàng của thơ cổ tích vốn đẹp như đài trang, sang như giấc mộng để cuối cùng thi sĩ say tình cổ tích và chuốt lấy đau thương:
"Trong lớp lồng son thật ấm êm
Ta chẳng buồn đâu chẳng trách đâu
Người ta sang quý mộng công hầu
Còn ta thơ giắt chưa đầy túi
Vần chỉ gieo vừa một chữ đau..."
Bài thơ trên được dịch giả Trần Bình Nhung (BN) chuyển sang lời sang Anh ngữ. Tưởng cũng nên ghi nhận dược sĩ BN là người đam mê văn chương, chị nghiên cứu văn chương, thi ca tam ngữ Việt, Anh và Pháp. Trong quá khứ chị chuyển dịch nhiều bài thơ giữa ba ngôn ngữ. Người dịch thơ phải thấu triệt văn chương, ngôn ngữ và nên có một tâm hồn thi phú uyên bác. Dịch giả BN có cả những yều tố đòi hỏi được đề cập này.
Đoạn một:
"A LEGENDARY SADNESS"
"Another full moon has come by
So many times, I have asked your mirror
But you have concealed it in your previous life
Breaking vows exchanged during the game play"
Đoạn hai:
"... Where are you, my broken love?
No pain is beyond tolerance for me.
I search for you in the book of legends,
With the moonlight shining the way
Finding you in a former life"
Đoạn ba:
"Warmly tended in a crimson colored cage.
Without regret or blame , I am content with my life,
Not envying the folk's good fortune,
With my few poems a pittance
Enough to rhyme with sufferance."
Bài kế tiếp là "Em Giấu Thu Vàng Trong Lá Bay". Thi sĩ say màu lá úa thu vàng khi mùa thu về như màu áo chanh vàng mà người yêu mặc:
"Em giấu thu vàng trong lá bay
Làm anh nhìn cứ ngỡ thu say.
Không say vì rượu em vừa chuốc
Say áo vàng chanh rực chốn này"
Nhìn tóc người yêu vờn vợn bay như mây ngàn trôi, một bờ tóc mây phủ trên đôi vai mềm và thơ mô tả của người thi sĩ:
"...Có phải em gom hết mây trời
Kết vào trong tóc thả buông lơi?
Bỗng dưng anh ước là mây trắng
Đáp xuống vai mềm để nghỉ ngơi..."
Trong bài thơ "Sương Muộn " thi sĩ mô tả về những tháng ngày cô liêu nơi Đà Lạt sương rơi thấu hồn, giá buốt lòng người:
"Sao bỗng dưng tôi thấy lạnh buồn
Bây giờ tháng mấy chợt mưa tuôn?
Ở hay Đà Lạt mưa tàn muộn
Cho tóc người che kín giận hờn"
Em đi rồi cho cao nguyên hoang vắng, cho thành phố buồn tênh:
"Tôi lên miền cao nguyên bơ vơ
Vì em thôi đã hết mong chờ
Em đi rét mướt nguyên thành phố
Và để buồn lên vút dại khờ "
Yêu nhau đi để cuộc tình trăn trở, nhớ nhau nhiều để khổ sầu bi ai, NT sáng tác bài tình thơ "Trăn Trở" diển tả nổi lòng của người con gái, bài thơ có 3 đoạn gồm 24 dòng, sau đây là trích dẫn tóm lược những dòng tiêu biểu:
Đoạn 1
"một mình trăn trở
khát nụ hôn
vòng tay anh
vuốt ve
xoa dịu những nỗi đau đời
thèm có anh bên cạnh"
Đoạn 2
"bờ môi run
vòng tay nhiệt
nắng lóe màng đêm
từng thớ thịt"
Đoạn 3
"nửa vần thơ
thật và mơ
thèm có em bên cạnh
chỉ một đêm
rồi chết cũng nghe yên
rồi chết cũng không quên..."
Bài "Đổi Lá Thu Vàng Lấy Nhớ Nhung" NT cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng khi người thi sĩ bâng khuâng tơ lòng tự hỏi nơi người yêu ở có mưa hay nắng. Nếu em về thi sĩ chỉ xin trời cho con nắng, chàng không muốn trời mưa để người tình lệ sẽ đẫm ướt bờ mi:
"Em về cầu nắng chẳng cầu mưa
Lệ đẫm từ thơ cũng đã vừa.
Đâu chỉ mình em sầu tiển biệt
Mà còn se thắt cả người đưa..."
Đường về còn lắm xa xôi và không biết ngày mai tình em hãy còn lưu luyến để chàng gặp lại. Thi sĩ chỉ xin đêm về người yêu hãy nhớ đến mình và đếm lá thu vàng cho nỗi nhớ mong:
"" Mai mốt có còn gặp nữa không?"
Đường xa không ngại chỉ e lòng.
Chia em một nửa vầng trãng cũ,
Đổi lá thu vàng lấy nhớ mong..."
Bài kế tiếp là bài theo thể thơ lục bát, mang tên "Vu Vơ". Hương thơ NT trìu mến với cung ngữ rất lãng mạn như nắng lên cho lòng hiu quạnh, gió lên cho hồn nhung nhớ và vì ánh mắt mơ huyền của người tình đã làm cho họ yêu nhau hơn:
"Ta về trú nắng chờ đêm
Nắng thưa sao nỡ để thềm quạnh hiu.
Quơ tay ta tóm gió chiều
Hỏi sao gió chở được nhiều nhớ nhung.
Gió cười ánh mắt mông lung
Hỏi ta sao chẻ tình chung tìm gì...?"
Trong bài "Tóc Rối" NT dâng hồn cho sự lãng mạn tột cùng vì bước chân em đi trong cơn nắng thủy tinh dịu dàng trên thảm cỏ, từng bước nhẹ em qua cho người thi sĩ hồn sầu bơ vơ trong nỗi nhung nhớ:
"Nắng ngủ quên trên từng phím cỏ
Bởi vì em vừa mới đi qua.
Giọt thủy tinh có ấm chân ngà
Sao em bước để buồn ở lại..."
Nắng hãy dâng lên cho lắng đọng tâm tư, con tim yêu đương xao xuyến theo bước chân người. Gió hãy dâng lên cho bờ tóc rối cột chặt hồn anh vào cõi yêu thương:
"...Nắng im lìm lắng nghe nhịp bước.
Không hình như nhịp đập của tim.
Cọng tóc rối thắt vòng định ước,
Cột hồn ta ấm cõi vô linh."
Tình yêu như say nắng, tình sầu như tóc bay, NT một lần nữa nối nhịp nắng dâng bờ tóc trong bài "Nắng Không Mùa":
"Nếu nửa vườn chia nửa trái buồn,
Bên trời chia nhớ anh giành hơn.
Vì em cứ rắc thơ vào nhớ,
Thả tóc bay bồng trong nắng non..."
Nắng dâng dâng mãi không mùa, nắng dâng nỗi nhớ nhìn nhau, ôi nắng vương bờ mi thắm mắt xanh:
"Sao gót hài xưa không lướt nhanh,
Mắt còn ngơ ngác dõi nhìn anh?
Ô sao nắng chứa đầy trong mắt,
Ôi nắng không mùa cho mắt xanh..."
Trong tình yêu thơ mộng soi sáng bằng ánh trăng, được đong đầy của mùa thu lãng đãng lá bay, thi sĩ diển tả nỗi lòng qua bài "Lá Chở Sầu":
"Chớ cột trăng bằng sợi tóc em
Vì Thu sai lá tỏa đi tìm.
Sao em lại nhốt trăng trong mắt
Anh phải chuộc bằng cả trái tim..."
Chu kỳ thời gian luân chuyển từ con nắng nóng mùa hạ sang thu vàng mùa lá rơi, người thi sĩ chôn vùi mối tình sầu miên viễn:
"Bếp hạ tàn như đã rất lâu
Tình anh chìm cũng tận mồ sâu.
Ngàn sau có kẻ tìm trăng hỏi
Vẫn thấy rừng xưa lá chở sầu..."
Sự cao đẹp nhất trong tình yêu khi ngừơi ta nghe bài thơ "Ngậm Ngùi" của Huy Cận khi ru người yêu vào giấc mộng: "Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây". Bằng một cảm xúc tương tự, Nhược Thu là người chiến binh nơi xa trường nhớ về hậu phương. Người chiến sĩ ôm thanh súng giữ yên bờ cõi ngoài tiền tuyến với ước mong sao cho người yêu bé nhỏ ở hậu phương được say giấc nồng. Chúng ta hãy cùng nghe bài "Anh Thức Cho Người Yêu Ngủ Yên". Bài thơ được trích dẫn vài dòng trong 20 câu tình tự:
"Em ơi từ độ mình ly biệt
Sách vở cũng vàng như tuổi thơ
Xa cách nhau rồi bao mộng ước
Nhớ em anh thức trắng đêm hờ..."
Phải chăng tình yêu vốn mang bản chất hy sinh? Sự hy sinh cao cả nhất của người chiến sĩ trong đêm khuya đã ru người yêu ngủ qua bài tình thơ tuyệt vời này cho sự chín mùi của men yêu thương và để tình yêu đạt đến cao điểm của sự nồng nàn tưởng nhớ:
"Nhiều đêm anh thức nhìn sao mọc
Nghe tiếc bao ngày vui đã qua
Nửa tuổi thơ ngây còn sót lại
Bỗng rơi mất mát tự bao giờ..."
Người chiến binh chắt chiu đời mình cho tha nhân được yên vui, họ là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất từ nơi xa xăm ngoài tiền phương trong màn sương lạnh buốt, khói thuốc được dùng để sưởi ấm tâm tư mơ về người yêu bé nhỏ ở chân trời yên bình nào đó:
"Sao mọc phương này em ở đâu?
Từng đêm súng lạnh gối bên đầu
Tâm tí cháy vụn theo tàn thuốc
Khói thuốc như tình thương tan mau"
Tôi có thể kết luận tại đây người lính kiêm thi sĩ Nhược Thu đã dâng lời ru em ngủ qua bài thơ tôi trích dẩn cuối cùng này, NT đã nói thay cho hàng trăm ngàn tay súng VNCH của các binh chủng ở khắp nơi trên lảnh thổ VNCH khi xưa khi tay ghì bá súng giữa đêm khuya canh gác giá lạnh giữ vững bờ cõi cho đồng bào thân yêu và người tình được những giờ phút ấm êm tại hậu phương. Anh ru em lời thơ, địch ru anh tiếng đạn đồng:
"Anh viết bài thơ mong lãng quên
Mà sao không cạn nỗi ưu phiền
Đêm đêm súng vọng vang phòng tuyến
Anh thức cho người yêu ngủ yên..."
Lời Kết:
Thi tập "Góp Nhặt" là một sự kết hợp tuyệt vời giữa hai thi sĩ Sông Cửu của miệt Hậu Giang và Nhược Thu của Tiền Giang, phù sa của hai miền đất quê hương đã cấu tạo những án tình thơ mà tôi có dịp trình bày ở đây. Mỗi người mang mỗi vẽ đặc biệt khác nhau hay hai khuynh hướng khác biệt thi ca ngoài cái chung của tình thơ. Trong khi SC thiên về gia đình trong một số thơ thì NT đề cao vai trò của người lính ngoài tiền phương. Như Thúy Kiều và Thúy Vân của thi ca Nguyễn Du mô tả: "Mỗi người mỗi vẽ, mười phân vẹn mười".
VHLA rất hân hạnh giới thiệu đến các bạn yêu thi ca tuyển tập "Góp Nhặt" này. Để có ấn bản thi tập này xin liên lạc về:
Email: nhuocthu@yahoo.com, Attn: Nhược Thu Tạ Văn Hiến,
hoặc
Email: songcuu@sdccu.net, attn: Sông Cửu Bùi Công Tường
Việt Hải
*******************
Tản Mạn về dòng thơ Nhược Thu
Thơ của thi sĩ Nhược Thu đến với tôi thật tình cờ trong những ngày cuối thu năm 2006. Một người bạn thơ thấy tôi hay thích sưu tầm những bài thơ “lạ” cho nên đã gửi tôi xem bài “ Em đi áo lụa cài trâm” của anh
Em đi in bóng lụa vàng
Để tôi thả gió ngỡ ngàng áo bay
Em đi má đỏ hây hây
Tôi buồn nhốt nắng cho đầy héo hon
Môi ai chưa cắn đã giòn
Nghe như sắp vỡ lối mòn trăm năm
Em đi áo lụa cài trâm
Có tôi thắp mảnh trăng rằm chờ mong ...
(Em Đi Áo Lụa Cài Trâm- Nhược Thu)
Bài thơ trữ tình đó đã đem đến cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi còn được biết thêm anh là người bạn thơ xướng họa của nhà thơ Thi Hạnh, một cô em gái mà tôi được quen biết trên diễn đàn từ mấy tháng nay. Thế là tôi đã để ý và tìm hiểu thêm về nhà thơ này…
Thi sĩ Nhược Thu tên thật là Tạ Văn Hiến, sinh ngày 27 tháng 3 năm 1946, là người con của vùng đất Ba Xuyên- Sóc Trăng. Anh là cựu sinh viên trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, là một Cựu Sĩ Quan Việt Nam Cộng Hòa. Và cũng như bao người lính bại tướng khác anh đã phải trải qua mấy năm tù lao động cải tạo ở miền Việt Bắc xa xôi như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phú…Nội chỉ đọc qua tiểu sử của anh, tôi đã thầm kính nể anh rồi, một người đã vừa cống hiến trong công cuộc gìn vàng giữ ngọc nền văn chương nghệ thuật Việt Nam, lại là một người hùng đã từng góp phần xương máu, mồ hôi và nước mắt để gìn giữ đất Mẹ yêu thương…
Thơ của anh Nhược Thu đậm nét lãng mạn. Chữ tình trong thơ anh thì mênh mông lắm, giống như Thi Hạnh đã tâm sự trong lời ngỏ của tuyển tập thơ “Đếm những hư hao” rằng:”…Chữ tình trong thơ Nhược Thu không chỉ gói ghém trong phạm vi nhỏ hẹp của tình yêu đôi lứa, nhưng còn hàm chứa cả một khối tình cao đẹp là tình người, tình bạn, tình đồng bào, và quan trọng hơn cả là tình quê hương đất nước, mối tình đã in những dấu ấn đậm sâu trải dài trong từng âm sắc của dòng thơ Nhược Thu…”
Khi đọc thơ anh qua mấy thập niên, tôi thấy anh gói ghém càng ngày càng phong phú chữ tình qua cách dùng ẩn dụ rất trừu tượng. Tỉ dụ như ngày xưa anh nghĩ:
…Có phải em thu hết kim cương
Giấu vào đôi mắt sáng như gương
Nhìn anh bối rối làm sao ấy
Khiến nửa hồn anh lạc mất đường…
(Em giấu thu vàng trong tóc mây- Nhược Thu)
thì mấy năm sau tôi bắt gặp trong thơ anh:
…Em về xát muối câu thề cũ
Bếp lửa hương mùa tắt đã lâu
Chưa nướng mà nghe buồn đã khét
Cời thêm chi nữa đóm than sầu…
( Ai đốt nắng hè nung đỏ phượng- Nhược Thu)
Những dòng thơ sau này khi tôi đọc thiệt làm tôi hơi bỡ ngỡ vì nghệ thuật dùng thi từ của anh. Nhưng từ cái ngơ ngác lúc ban đầu lại đem đến cho tôi cảm xúc rồi rung động. Theo tôi nghĩ anh là một thi nhân có một sự suy nghĩ tinh tế và tỉ mỉ, ngoài ra còn có biệt tài chơi trò chữ nghĩa. Thử hỏi trong lòng mỗi người dân Việt Nam chúng ta, còn hình ảnh nào nói lên sự ấm cúng của gia đình trong một ngôi nhà hơn là nhà bếp. Nói đến bếp ta hình dung ngay một lò bếp than lửa hồng và hình dáng của một người mẹ cặm cụi lo cho gia đình có bữa ăn ngon và những buổi họp mặt gia đình quây quần bên bếp lửa hồng trong những ngày đông giá rét mướt. Nếu bây giờ chúng ta thử nhắm mắt lại và hình dung cả gia đình đang tụ họp vui vẻ rộn rịp bên lò than đang rực cháy để chờ nồi bánh chưng luộc xong trong đêm trừ tịch sao thấy vui và ấm áp một chữ tình. Đối với tôi, bếp là biểu tượng cho sự sống sinh tồn, của một gia đình nói riêng, của một dân tộc nói chung, và của một quê hương đất nước, nếu muốn nói rộng lớn hơn nữa …Những năm gần đây trong thơ anh Nhược Thu, tôi tìm thấy rất nhiều hình ảnh trong bếp như chẻ, đong, vo, ướp, nấu, đun , luộc,nướng, chiên…qua cách xử dụng thi từ làm cho thơ anh mang một sắc thái riêng, vừa giàu ý tưởng mà còn đậm đà thi vị…
Ta đi đừng chẻ thơ tìm lệ
Và mộng chung tình xin trả nhau…
(Từ ly- Nhược Thu)
Em đã đong tràn hơi thở ấm
Khi bờ môi lạ nhớ thành quen
( Em đong thương nhớ bằng hơi thở- Nhược Thu)
Tháng Tư cơm nấu vo bằng lệ
Những kẻ thăm chồng cũng xác xơ
(Tháng tư cơm nấu vo bằng lệ- Nhược Thu)
Anh ướp môi em hồng sắc hạ
Sắc hồng nhung nhớ thấm vào mơ
( Từng câu em thốt mềm như mạ- Nhược Thu)
Em nấu gì khi giòng nước cạn
Cả vần thơ nhỏ cũng tan hoang …
(Tháng tư cơm nấu vo bằng lệ- Nhược Thu)
Và em đun giấc mơ ngày đó
Đọng giọt buồn xưa ngập đáy hồn ...
(Em về- Nhược Thu)
Đời như chảo nước còn sôi bỏng
Luộc chín vần thơ vá víu lòng
(Vần thơ luộc- Nhược Thu)
Ta trả bằng thơ loảng tiếng thơ
Có ai đang nướng mảnh tim hờ
( Có ai tắt bếp- Nhược Thu)
Em chiên thơ úa giòn như cốm
Chưa cắn nghe vần rơi ngổn ngang
(Em chiên thơ úa giòn như cốm- Nhược Thu)
Khi tôi đọc tuyển thi tập Góp Nhặt gồm các bài thơ của hai nhà thơ Sông Cửu và Nhược Thu, tôi thấy nhà thơ Phan Anh Dũng đã viết lời bạt rất hay: “ Sông Cửu- Nhược Thu…Thơ của hai anh... đẫm đầy mật ngọt hương lúa, phù sa và tình yêu, dòng sữa ngọt nuôi sống con người và làm thăng hoa đời sống . Vì vậy bàng bạc trong tập thơ này, bạn yêu thơ sẽ tìm thấy sức sống vừa thâm trầm, vừa mãnh liệt vừa lãng mạn vừa tin tưởng trong hai nhánh của dòng sông tình yêu: tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa".
Nhà thơ Sông Cửu tên thật là Bùi Công Tường, quê quán Bến Tre, Kiến Hòa, tượng trưng cho con sông Tiền Giang. Anh đã vào nghiệp báo chí, văn học trước năm 75. Đọc thơ Sông Cửu, tôi thấy phảng phất trong thơ anh những câu hò điệu lý quê hương ngọt ngào
“Mẹ cò mò cá trên đồng
Bắt được con còng
Ngóng cổ chờ con!
Mẹ cò mò cá ven sông
Con nước lớn-ròng
Chẳng đủ con ăn…”
(Đồng dao mẹ cò- Sông Cửu)
Chữ tình trong thơ anh Sông Cửu thì thâm trầm nhẹ nhàng như lời ru của gió thổi nhẹ đưa trên những chùm bông vàng điên điển, những cánh hoa tím bằng lăng, những cành lá tràm màu thiên thanh rủ nghiêng trên mặt nước miền Đồng Tháp
“ Tóc dừa phủ kín chín đầu rồng
Ba dãy cù lao ngó biển Đông
Vân Tiên trung hiếu tròn chung thủy
Nguyệt Nga tiết hạnh vẹn chữ tòng”
(Kiến Hòa- Sông Cửu)
“Đêm, sáng trăng dịu hiền
Dòng suối triền miên chảy
Nối vòng Thu sống lại
Tình yêu mùa lá bay…”
(Tình yêu mùa lá bay- Sông Cửu)
Còn dòng thơ của anh Nhược Thu viết về tình yêu đôi lứa thì lại khoác màu áo lãng mạn như một vầng trăng cổ tích soi bóng trên rừng U Minh huyền ảo …
"Thêm nửa mùa trăng đến nữa rồi
Bao lần ta hỏi mượn trăng soi
Nhưng em đã giấu trong tiền kiếp
Làm vỡ trăng thề rả cuộc chơi..."
( Nỗi buồn cổ tích- Nhược Thu)
Khi tôi đi rong trong cõi thơ tình lãng mạn “Đếm những hư hao” của Thi Hạnh- Nhược Thu, tôi đã đi từ ngạc nhiên đến thích thú. Tôi thấy sự đồng cảm trong dòng thơ của hai thế hệ khác nhau lại rất hài hòa như điển tích Bá Nha- Tử Kỳ mà tôi hằng yêu thích …
...” Em sẽ giữ chặt lấy bàn tay
Ngón xưa đan ngón thuở trăng đầy
Trăng giờ đã như thơ…héo hắt
Vẫn mộng vá víu ở tương lai”
(Giữ mãi một bài thơ- Thi Hạnh)
…” Em giữ bàn tay, em biết không
Dù chưa chai sạn cũng chai lòng
Tình em như lụa mềm trong nắng
Nhưng nắng phai rồi những ước mong”
( Tình em như lụa mềm trong nắng- Nhược Thu)
Đã từ lâu mỗi khi tôi đọc những vần thơ quê hương của nhà thơ Trần Trung Đạo, tôi thường thấy trong lòng dâng một nỗi đau sầu lắng.
…”Tôi đứng nhìn non sông đang phủ xuống
Một màu đen tang tóc đau thương
Người lính bộ binh buông súng đứng bên đường
Ðang cúi mặt cố che niềm tủi nhục
Anh không khóc
Sao trời như bão động
Anh không cười
Sao chua chát nghẹn trên môi
Về đâu anh nắng đã tắt trên đồi
Sương đang xuống trên cuộc đời còn sót lại”…
(Bài thơ tháng 4- Trần Trung Đạo)
Tôi cũng đã từng nghẹn ngào rung động đắng cay khi nghe những dòng tâm tình đau thương của người bạn thơ tôi, anh Khiếu Long trong bài “ Tháng tư uất hận”
“Mày một ly
Uống cho vơi niềm uất hận
Tao một ly
Uống để oán giận cuộc đời
Tháng Tư mình mất cuộc đời
Ngày buông tay súng chơi vơi hận cuồng
Trời quê hương chợt nhuốm buồn
Một đời chinh chiến hào truông biên thuỳ
Đời ta sống chết xá gì
Thương quê hương buổi từ ly đoạ đày…”
(Tháng tư uất hận- Khiếu Long)
Còn thơ viết về quê hương, thân phận của anh Nhược Thu thì đã để lại trong tôi một nỗi ngậm ngùi chua xót
“Trời đày cả chục năm nay
Tháng Tư mang những luống cày trên lưng
Người đi giông tố bão bùng
Bao giờ ta được khóc cùng trong nhau
Tháng Tư xé rách lụa đào
Áo em bạc cả ngọt ngào thuở xưa
Đâu vì mưa nắng sớm trưa
Mà vì dâu biển dối lừa nước non..”
(Vớt hạt- Nhược Thu)
Những nỗi đau nhục nhằn thấm thiết mà các anh đã trang trải qua những hoa chữ hay hương vần này, tôi đều cảm nhận rất rõ nét, có lẽ vì tôi từ nhỏ đã lớn lên, đã chứng kiến và tiếp xúc cận kề với những tang thương của cuộc chiến …Tôi cũng như các anh đều có một món “nợ da vàng”(NT) chưa trả, một “bài thơ quê hương còn dang dỡ”(TTĐ), một ước mơ có một ngày trở về “gục đầu bên gối Mẹ”(KL) Việt Nam thân yêu…
Thơ của anh Nhược Thu đa dạng, chữ Tình trong thơ anh vừa rộng vừa sâu như con sông Hậu quê anh, vừa đậm đà nghĩa thủy chung. Tôi thành tâm nguyện chúc cho túi thơ của anh như một bầu rượu uống không bao giờ cạn luôn đem đến cho những người yêu mến thơ anh một cảm giác say lâng lâng trong cõi hương tình…
Viết tại Paris, mùa hè 2007
Bích Phượng Paris
*****************
Nhược Thu
Thi ca - Thi nhân
Nhược Thu tên thật là Tạ Văn Hiến , sinh năm 1946 tại Ba Xuyên , lớn và sống tại Sài Gòn .
Cựu sinh viên Đại Học Văn Khóa sàigòn
Cựu SQQLVNCH
Cựu tù cải tạo các trại Yên Bái, Phong Quang Lào Kai , Vinh Quang Vĩnh Phú . Trước 1975 thơ đăng rải rác trên vài nhật báo , tuần san Chọn Lọc và các đặc san của các khóa học quân sự
Thơ đã in tại Mỹ :
-Vườn Thơ hội ngộ [in chung với nhiều tác giả]
-Tuyển tập Văn Thơ 2003 nhiều tác giả
-Tuyển tập văn học thời nay [2004 nhiều tác giả]
-Thi tập Góp Nhặt [in chung với Sông Cửu]
*
Đôi lời
[Chung Ngắm Vầng Trăng ] là rút ngắn từ tụa bài thơ “ Hai người chung ngắm một vầng trăng” bài thơ được làm trong bối cảnh nhận được gói quà 5 kg đầu tiên của những tháng năm lưu đày nơi đất bắc.
Bài thơ thành hình trong nỗi nhớ của kẻ lưu đày về người vợ hiền đang vất vả ngược xuôi trong cảnh đời nghiệt ngã .
Bài thơ cũng ghi lại âm thanh tiếng nấc nghẹn ngào của người cô phụ trong đêm nhìn trăng , nhớ người chồng đang bị khổ sai nơi tù ngụa xa xôi.
Tập thơ này , thay – một lời tạ ơn – người bạn đời của tôi , một trong những hình ảnh tuyệt đẹp của cả một thế hệ phụ nữ Việt Nam trong quốc nạn 1975.
Cũng trong tập thơ nhỏ này , tôi cũng xin góp nhặt đoạn đời đã qua , từ những lãng mạn của tình yêu học trò , từ thủa bước chân vào quân ngũ , để chia xe cùng bạn tri âm .
Trân trong
tháng 4 năm 2004
Nhược Thu.
*
ta về giữa cảnh tro tàn cháy
bếp lửa quê nhà cũng đổ loang
em có chờ mong trong quá khứ
hay đang vui thú mộng thanh nhàn
[ma về – chung ngắm một vầng trăng – trang 12]
chia nửa vầng trăng
anh ngồi chia nửa vầng trăng
gởi em một nửa nửa giăng đầu tường
trung thu em giữ làm gương
để soi anh chốn dặm trường nắng mưa
giờ này em đã ngủ chưa
sao trăng ửng đỏ như vừa biết yêu
nhớ nhung in dấu bên chiều
nửa trăng quên ngủ dáng kiều xác xơ
đường trần xa lắc xa lơ
nhìn trăng chợt nhớ vô bờ về em
[Chia nửa Vầng trăng – trang 66]
trong Chinh Phụ ngâm Khúc của đặng trần Côn mà dịch giả Đoàn thị Điểm dịch là;
-vầng trăng ai xẻ làm đôi
nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
thế kỷ tứ 17 , cuộc chiến trong Chinh Phụ Ngâm chỉ là phần đầu :
người lên ngực kẻ chia bào
Chàng ra đi tòng quân , giết giặc nàng ở nhà chờ mong chồng về ? cũng chỉ là thế thôi , cái khổ là mỗi nguuoì một nơi mỗi người một nẻo , cái khổ không lớn lao cho lắm , còn cái khổ hiện đại trong thơ Nhược Thu là cái khổ phần tiếp theo cái khổ của Đặng trần Côn , cuộc chiến tranh chấm dứt và đi tù . Mà đã đi tù thì nó khổ đủ thứ , mà người vợ ở nhà nuôi con , chờ chồng đi tù thì cái nỗi buồn này nó lớn hơn nỗi buồn mong chồng của người chinh phụ.
Đọc xong mấy bài thơ của thi sĩ Nhược Thu , tôi bỗng thấy váng đầu hoa mắt , và cảm thấy nhức nhối ở ngực nh bị bệnh về tim , vì vậy không thể đọc tiếp được nữa? thơ anh là thơ thật , không huê dạng làm màu mè , đảo ngữ loạn ngữ , nhưng thơ anh là nhạc của anh , nó đầy âm điệu và hình ảnh , đọc lên bỗng thẫn thờ. Đẻ tp thơ [Chung ngắm một vầng trăng] trên bàn , thì không sao ? mà hễ cầm lên đọc tiếp thì lại y như rằng cơn đau tim ở đâu kéo đến, thơ anh thật dản dị bình thường không hậu hiện đại .
nhưng tuyệt.
thơ trích:
tại ai
tại ai đã nhét buồn trong lá
rắc cả mang chờ đã gẫy đôi
gửi gió cho bay về lối cũ
ừ làm chân anh vướng nhớ khôn nguôi
tại ai đã gói vào trong mộng
một chút hương nồng của sắc yêu
xa tít nhưng hồn thơ vẫn lộng
nào hay mộng thực xẻ hai chiều
tại ai đã dấu mùi hôn ngọt
cho dắng môi hồng chưa điểm son
chưa hợp sao em đành vội vã
Buông câu cách biệt để môi hờn
em đi áo lụa cài trâm
em đi in bóng lụa vàng
để tôi thả gió ngỡ ngàng áo bay
em đi má đỏ hay hây
tôi buồn nhốt nắng cho đầy héo hon
môi ai chưa cắn đã giòn
nghe như sắp vỡ lối mòn trăm năm
em đi áo lụa cài trâm
có tôi thắp mảnh trăng rằm chờ mong
nếu lỡ
lỡ bước không cùng xum họp nữa
xin đừng đem mộng xẻ làm đôi
người bên này nhới bên kia tủi
thơ cũng vì em đã ngậm ngùi..
nếu biết cõi đời xa lối mộng
bờ môi sao ngọt những vần yêu
hồn anh ngờ ngợ mùi hương tóc
chưa một lần hôn , ngỡ rất nhiều..
nếu lỡ một ngày xa cách thật
em còn gom giữ được gì không
hồn thơ ai trải dài muôn lối
có đủ vì em góp mặn nồng...
hai người chung ngắm một vầng trăng
- Tạ ơn em đã vì anh và con mà khổ cực
- Nhớ những ngày tuyệt vọng ngoài bắc
gói quà 5 ký mở run run
không khóc mà nghe lệ đẫm tròng
em chốn quê nhà bao khổ cực
nuôi chồng nuôi cả mảnh tình chung
thân cò chưa lặn lội bờ sông
chưa biết cày sâu giữa cánh đồng
con nmhỏ vẫn còn đang tập nói
tay bồng tay bế biết sao xong???
em viết đôi giòng pha nước mắt
hai người chung ngắm một vầng trăng
mà sao ngăn cách trời nam bắc
đau đớn nào hơn sống chẳng gần?
anh đã bảo rồi em chớ đợi
lưu đầy đâu dám mộng đoàn viên
vì con em hãy liều thêm bước
hãy để mình anh gánh lụy phiền
nếu lỡ mà anh về chẳng được
khi đàn con lớn hỏi về cha
thì em hãy chỉ trời phương bắc
bố đã đền yên nợ nước nhà....
Người viết: Chu Vương Miện
Tôi tới đúng giờ và được sắp ngồi chung bàn với một vài vị tác giả của đặc san, theo lời giới thiệu của ban tổ chức, trong bàn tôi ngồi có Thi sĩ Nhược Thu và một vài anh chị em văn hữu khác. Qua những lời tự giới thiệu, chúng tôi được biết tên của nhau để cùng đàm luận những chuyện nắng, mưa.
Qua vài câu nói xã giao, tôi cảm thấy có cái gì hay hay ở những chuyện vu vơ đó, một hạnh ngộ khác, tôi ngồi gần Thi sĩ Nhược Thu và được biết người ngồi kế bên anh là chi Nhược Thu, rất ít khi, tôi được thấy cả hai…ông, bà cùng nhau tham dự một buổi…ra mắt đặc san văn, thơ mà chính Nhược Thu cũng là một trong những tác giả của tuyển tập.
Trước đây, tôi cũng đã có dịp đọc qua thơ của Nhược Thu, và có một vài nhận xét về thơ của anh, nhưng vì đông người, nên chúng tôi chỉ nói chuyện được với người ngồi gần mình nhứt, vì tế nhị. Qua vài câu trao đổi, tôi cảm thấy ở Nhược Thu có nhiều điều mà tôi cảm mến. Thật tâm mà nói, đây là lần đầu tiên tôi biết anh chị Nhược Thu nhưng với bút hiệu “Nhược Thu” hình như tôi có một cảm tình rất đặc biệt, và thẳng thắng nói ra cảm nghĩ của mình cho anh chị nghe. Theo sau những thể lệ thông thường là giới thiệu những tác giả trong tuyển tập, tất cả mọi người trở về chổ ngồi và tiếp tục những câu chuyện dỡ dang lúc ban đầu. Anh Nhược Thu có nói với tôi:
-Tôi xin tặng anh một tập thơ “Góp nhắt” của tôi và anh Sông Cửu về đọc chơi đỡ buồn. Nói xong anh đứng dậy ra xe lấy tập thơ và ký tặng cho tôi. Tôi hân hạnh nhận tập thơ và có lời trân trọng cảm ơn anh. Rồi tiệc cũng tàn, tất cả mọi người ra về trong niềm vui.
Ngày qua tháng lại, tôi có nhiều chuyện phải lo cho nên chưa có dịp đọc tập thơ mà Nhược Thu đã tặng. Một hôm, rỗi rãnh tôi tới tủ sách để tìm sách đọc cho qua giờ, bổng thấy tập thơ Nhược Thu đã tặng cho tôi mà tôi chưa có dịp đọc. Ngày ra mắt tuyển tập, tôi được biết đến bút hiệu “Nhược Thu”, và đã đánh động cái tò mò của tôi về bút hiều này, nhưng vì tế nhị, tôi chưa tiện hỏi anh. Nào ngờ, khi đọc tập thơ, chính anh giải tỏa thắc mắc đó của tôi qua bài “Thu”.
Tôi chỉ định đọc một vài bài rồi thôi, không ngờ, những dòng thơ của anh đã cuốn hút tôi, không thể bỏ tập thơ xuống, bởi lẽ, thơ anh vương vấn những thân thương, trìu mến, những ray rức của những ngày xa xưa nào đó hay những đau khổ dập dồn, những xót xa trong cuộc sống đã qua, để hôm nay anh “góp nhặt” lại quả thật không sai.
Gần đây, trên diển đàn Thời Nay, Nhược Thu cũng đã cho chúng ta những bài thơ đầy tình người. Trước hết với người bạn trăm năm:
…
Anh đã bảo rồi, em chờ đợi
Lưu đày đâu dám mộng đòan viên
Vì con em hãy liều thêm bước
Hãy để mình anh gánh lụy phiền
…
Nếu lỡ mà anh về chẳng được
Khi đàn con lớn hỏi về cha
Thì em hãy chỉ trời phương Bắc
Ba đã đền yên nợ nước nhà
(NT- Hai người chung ngắm một vầng trăng)
Đó là cái đảm lược của người trai thời tao lọan, “mình làm mình chịu” khi sa cơ thất thế, can đảm gánh chịu một mình mà không muốn hệ lụy cho người bạn trăm năm, và cũng không quên nhắn gởi tới đàn con còn thơ dại…
Nhược Thu đã tỏ được tấm lòng son sắt với nước non, anh đã thất vọng để nhìn thấy cảnh tang thương của gia đình, của đất nước qua ngày… bất hạnh của Tháng Tư “đen”. Nhưng anh vẫn không hằn hộc chỉ đắng cay nhẹ nhàng qua những vần thơ đầy nhân bản…
…
Tháng Tư bếp dẫu tàn tro lạnh
Những vẫn bùng sôi nước réo vang
Em nấu gì khi dòng nước cạn
Cả vần thơ nhỏ cũng tan hoang
(Tháng Tư cơm nấu vo bằng lệ-NT)
Và anh cũng không thiếu xót nhắc lại cảnh đau thương của người bạn tù cùng cảnh ngộ khi bị lưu đày sau ngày thất thủ, và tự hỏi rồi đây anh có giống bạn anh chăng!
Tôi vuốt mắt anh hốc đã khô
Cố giương lần cuối hướng xa mờ
Đôi môi buổi sáng còn trăn trối
Giờ đã thâm bầm theo ước mơ
…
Tôi tiển đưa anh lệ đẩm lòng
Mai đây có đến lượt tôi không?
Mà tôi mong chẳng bao giờ biết
Vì chúng mình cùng mẫu số chung…
(NT-Người ở lại LaoKay )
Đối với Nhược Thu, anh cũng không quên tình đồng môn, nghĩa thầy trò cho nên anh trút ra những lời thơ nhung nhớ…
…
Nhớ quá cổng trường xưa cũ kỹ
Dường như mới lại tự hôm qua
Thầy yêu bạn quý ngồi chung ghế
Nhìn lại đầu nhau tóc đã ngà…
(NT-Nhớ Quá)
Với Nhược Thu, hình như anh không quên bất cứ sự việc gì đã qua đời anh, chứng tỏ con người Nhược Thu có lòng chung thủy, từ gia đình, bạn hữu, nghĩa thầy trò, tình đồng đội cho đến nơi anh đã trưởng thành…
…
Sài gòn chốn ấy nắng chang chang
Ngày tiển đưa nhau lắm ngỡ ngàng
Giửa lúc xuân hồng xe ngựa đổ
Nhạt nhòa dĩ vãng buổi sang trang…
(NT-Sài Gòn Cuối Năm)
Đã là thơ, thì không thể thiếu chất lãng mạng, cho nên, thơ Nhược Thu cũng chứa chan những mộng mơ, những luyến ái khi tuổi bước vào đời …
…
Những cái đuôi ôi những cái đuôi
Con đường sao ngắn quá đi thôi
Trời chang chang nắng mà nghe… mát
Vì miệng em cười tươi rất tươi..
(Phượng đỏ sân trường em đỏ môi-NT)
Và cái lãng mạng đó liên tiến trong anh cho tới khi…
…
Em có nghe gì khi xa nhau
Ngòai sân thư viện nắng phai màu
Mắt buồn em nhuộm pha màu nắng
Hay nắng phai vì ta vắng nhau…?
Cái lãng mạng của Nhược Thu là ở chỗ anh “dám” hỏi là “hay nắng phai vì ta vắng nhau”Chứng tỏ cái lãng mạng của anh có phần…trội hơn những cái nhút nhát của con người, cái bạo dạn đó nó phát xuất vì …tình yêu. (Ai mà có phước quá vậy chị Nhược Thu?).
Trong thơ Nhược Thu, chúng ta nhận thấy ở anh có đầy đủ những chất chứa, từ lãng mạng của thời trai trẻ, đến những khắc khỏai của tâm hồn khi tuổi bước vào đời và hơn hết là những suy tư về đất nước dù bản thân có bị đọa đày. Nhưng anh vẫn hiên ngang chịu đựng mà không hề óan trách. Đó là cái dũng của người trai thời lọan.
Tóm lại, đọc thơ Nhược Thu, người đọc có cảm giác rất thân thương, dù trong cảnh đọa đày anh vẫn dững dưng, không sợ hải, không óan trách than van cho chính bản thân mình, mà chỉ xót xa cho những người thân, người bạn tù cùng cảnh ngộ, hình như anh đã cưu mang những thâm tình đó từ thuở xa xưa…
Với dòng thơ đầy nhân bản, đầy tình người trong ý thơ của Nhược Thu và…còn, còn nhiều lắm những đặc điểm dễ thương khác. Tôi không thể nào dằn lòng mà không thốt lên những ý nghĩ chân thật của mình để được gởi đến bạn hữu cùng Nhược Thu qua những dòng chữ thô sơ.
Đằng Minh-CBT
Thu 2004
********************
Những Vần Thơ Góp Nhặt
Sông Cửu – Nhược Thu ... Thơ của hai anh... đẫm đầy mật ngọt hương lúa, phù sa và tình yêu, dòng sữa ngọt nuôi sống con người và làm thăng hoa đời sống . Vì vậy bàng bạc trong tập thơ này, bạn yêu thơ sẽ tìm thấy sức sống vừa thâm trầm, vừa mãnh liệt vừa lãng mạn vừa tin tưởng trong hai nhánh của dòng sông tình yêu: tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa". Đó là lời giới thiệu của anh văn thi sĩ Phan Anh Dũng nơi trang 4 về thi tập "Góp Nhặt" của hai anh thi hữu trong nhóm Sóng Việt, San Diego mà tôi rất hân hạnh quen biết.
Quả thực đúng như những gì mà anh thi sĩ Phan Anh Dũng nhận xét về đôi bạn kẻ sông Tiền, người sông Hậu này. Anh Sông Cửu (SC) tên thật là Bùi Công Tường, quê quán Bến Tre, Kiến Hòa, tượng trưng cho con sông Tiền Giang. Anh đã vào nghiệp báo chí, văn học trước năm 75. Phần anh Nhược Thu (NT) thì theo học chuyên ngành văn khoa tại đại học Sài Gòn, anh có tên thật là Tạ Văn Hiến, sinh quán tại Ba Xuyên, Sóc Trăng, tượng trưng cho sông Hậu Giang. Một khi hai con sông lớn này của vùng đồng bằng nam bộ Việt Nam đã hòa nhập vào nhau người ta thấy những án thơ dâng lên cuồn cuộn như trong thi tập Góp Nhặt, hay tựa như những dòng thơ luân chuyển ngọt ngào, rào rạt như ngọn sóng thủy triều.
Tôi cầm trên tay quyển thi tập Góp Nhặt do hai anh in chung. Sách dầy hơn 100 trang. Ấn loát rất mỹ thuật, hình bìa trước sau màu lam nhạt, mặt trước có hình những con sóng biển trắng dâng cao cuồn cuộn, mặt sau là hình của hai tác giả, kèm theo những đoãn thơ tiêu biểu của hai anh. Bài viết giới thiệu thi tập này được chia làm hai phần, phần một điểm qua thi ca của thi sĩ SC và phần sau vè những án tình thơ của thi sĩ NT.
Những vần thơ của thi sĩ Nhược Thu.
NT có thể được xếp vào nhóm thi ca lãng mạn về hệ phái tình yêu thuần túy. Đọc thơ NT người ta không khỏi không rung động con tim, dù là thơ anh sáng tác dưới nguyên tác Việt ngữ hay được chuyển dịch sang Anh ngữ.
Trong bài "Nỗi Buồn Cỗ Tích" NT kể về một mối tình cũ đã bay xa, thi sĩ dùng ánh trăng soi lại cuộc tình đã mất:
"Thêm nửa mùa trăng đến nữa rồi
Bao lần ta hỏi mượn trăng soi
Nhưng em đã giấu trong tiền kiếp
Làm vỡ trăng thề rả cuộc chơi..."
Tình trăng thu soi tuế nguyệt, thi sĩ thú nhận say đắm tình yêu cũ mang đặc tính thần thoại cổ tích:
"Sao em đâu vắng tình hoang phế?
Đã lỡ yêu rồi nên phải cam
Ta lạc vào cổ tích tìm em
Nhờ trăng thắp đuốc tỏa đi tìm
Thấy em về lại nguyên tiền kiếp..."
Nàng của thơ cổ tích vốn đẹp như đài trang, sang như giấc mộng để cuối cùng thi sĩ say tình cổ tích và chuốt lấy đau thương:
"Trong lớp lồng son thật ấm êm
Ta chẳng buồn đâu chẳng trách đâu
Người ta sang quý mộng công hầu
Còn ta thơ giắt chưa đầy túi
Vần chỉ gieo vừa một chữ đau..."
Bài thơ trên được dịch giả Trần Bình Nhung (BN) chuyển sang lời sang Anh ngữ. Tưởng cũng nên ghi nhận dược sĩ BN là người đam mê văn chương, chị nghiên cứu văn chương, thi ca tam ngữ Việt, Anh và Pháp. Trong quá khứ chị chuyển dịch nhiều bài thơ giữa ba ngôn ngữ. Người dịch thơ phải thấu triệt văn chương, ngôn ngữ và nên có một tâm hồn thi phú uyên bác. Dịch giả BN có cả những yều tố đòi hỏi được đề cập này.
Đoạn một:
"A LEGENDARY SADNESS"
"Another full moon has come by
So many times, I have asked your mirror
But you have concealed it in your previous life
Breaking vows exchanged during the game play"
Đoạn hai:
"... Where are you, my broken love?
No pain is beyond tolerance for me.
I search for you in the book of legends,
With the moonlight shining the way
Finding you in a former life"
Đoạn ba:
"Warmly tended in a crimson colored cage.
Without regret or blame , I am content with my life,
Not envying the folk's good fortune,
With my few poems a pittance
Enough to rhyme with sufferance."
Bài kế tiếp là "Em Giấu Thu Vàng Trong Lá Bay". Thi sĩ say màu lá úa thu vàng khi mùa thu về như màu áo chanh vàng mà người yêu mặc:
"Em giấu thu vàng trong lá bay
Làm anh nhìn cứ ngỡ thu say.
Không say vì rượu em vừa chuốc
Say áo vàng chanh rực chốn này"
Nhìn tóc người yêu vờn vợn bay như mây ngàn trôi, một bờ tóc mây phủ trên đôi vai mềm và thơ mô tả của người thi sĩ:
"...Có phải em gom hết mây trời
Kết vào trong tóc thả buông lơi?
Bỗng dưng anh ước là mây trắng
Đáp xuống vai mềm để nghỉ ngơi..."
Trong bài thơ "Sương Muộn " thi sĩ mô tả về những tháng ngày cô liêu nơi Đà Lạt sương rơi thấu hồn, giá buốt lòng người:
"Sao bỗng dưng tôi thấy lạnh buồn
Bây giờ tháng mấy chợt mưa tuôn?
Ở hay Đà Lạt mưa tàn muộn
Cho tóc người che kín giận hờn"
Em đi rồi cho cao nguyên hoang vắng, cho thành phố buồn tênh:
"Tôi lên miền cao nguyên bơ vơ
Vì em thôi đã hết mong chờ
Em đi rét mướt nguyên thành phố
Và để buồn lên vút dại khờ "
Yêu nhau đi để cuộc tình trăn trở, nhớ nhau nhiều để khổ sầu bi ai, NT sáng tác bài tình thơ "Trăn Trở" diển tả nổi lòng của người con gái, bài thơ có 3 đoạn gồm 24 dòng, sau đây là trích dẫn tóm lược những dòng tiêu biểu:
Đoạn 1
"một mình trăn trở
khát nụ hôn
vòng tay anh
vuốt ve
xoa dịu những nỗi đau đời
thèm có anh bên cạnh"
Đoạn 2
"bờ môi run
vòng tay nhiệt
nắng lóe màng đêm
từng thớ thịt"
Đoạn 3
"nửa vần thơ
thật và mơ
thèm có em bên cạnh
chỉ một đêm
rồi chết cũng nghe yên
rồi chết cũng không quên..."
Bài "Đổi Lá Thu Vàng Lấy Nhớ Nhung" NT cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng khi người thi sĩ bâng khuâng tơ lòng tự hỏi nơi người yêu ở có mưa hay nắng. Nếu em về thi sĩ chỉ xin trời cho con nắng, chàng không muốn trời mưa để người tình lệ sẽ đẫm ướt bờ mi:
"Em về cầu nắng chẳng cầu mưa
Lệ đẫm từ thơ cũng đã vừa.
Đâu chỉ mình em sầu tiển biệt
Mà còn se thắt cả người đưa..."
Đường về còn lắm xa xôi và không biết ngày mai tình em hãy còn lưu luyến để chàng gặp lại. Thi sĩ chỉ xin đêm về người yêu hãy nhớ đến mình và đếm lá thu vàng cho nỗi nhớ mong:
"" Mai mốt có còn gặp nữa không?"
Đường xa không ngại chỉ e lòng.
Chia em một nửa vầng trãng cũ,
Đổi lá thu vàng lấy nhớ mong..."
Bài kế tiếp là bài theo thể thơ lục bát, mang tên "Vu Vơ". Hương thơ NT trìu mến với cung ngữ rất lãng mạn như nắng lên cho lòng hiu quạnh, gió lên cho hồn nhung nhớ và vì ánh mắt mơ huyền của người tình đã làm cho họ yêu nhau hơn:
"Ta về trú nắng chờ đêm
Nắng thưa sao nỡ để thềm quạnh hiu.
Quơ tay ta tóm gió chiều
Hỏi sao gió chở được nhiều nhớ nhung.
Gió cười ánh mắt mông lung
Hỏi ta sao chẻ tình chung tìm gì...?"
Trong bài "Tóc Rối" NT dâng hồn cho sự lãng mạn tột cùng vì bước chân em đi trong cơn nắng thủy tinh dịu dàng trên thảm cỏ, từng bước nhẹ em qua cho người thi sĩ hồn sầu bơ vơ trong nỗi nhung nhớ:
"Nắng ngủ quên trên từng phím cỏ
Bởi vì em vừa mới đi qua.
Giọt thủy tinh có ấm chân ngà
Sao em bước để buồn ở lại..."
Nắng hãy dâng lên cho lắng đọng tâm tư, con tim yêu đương xao xuyến theo bước chân người. Gió hãy dâng lên cho bờ tóc rối cột chặt hồn anh vào cõi yêu thương:
"...Nắng im lìm lắng nghe nhịp bước.
Không hình như nhịp đập của tim.
Cọng tóc rối thắt vòng định ước,
Cột hồn ta ấm cõi vô linh."
Tình yêu như say nắng, tình sầu như tóc bay, NT một lần nữa nối nhịp nắng dâng bờ tóc trong bài "Nắng Không Mùa":
"Nếu nửa vườn chia nửa trái buồn,
Bên trời chia nhớ anh giành hơn.
Vì em cứ rắc thơ vào nhớ,
Thả tóc bay bồng trong nắng non..."
Nắng dâng dâng mãi không mùa, nắng dâng nỗi nhớ nhìn nhau, ôi nắng vương bờ mi thắm mắt xanh:
"Sao gót hài xưa không lướt nhanh,
Mắt còn ngơ ngác dõi nhìn anh?
Ô sao nắng chứa đầy trong mắt,
Ôi nắng không mùa cho mắt xanh..."
Trong tình yêu thơ mộng soi sáng bằng ánh trăng, được đong đầy của mùa thu lãng đãng lá bay, thi sĩ diển tả nỗi lòng qua bài "Lá Chở Sầu":
"Chớ cột trăng bằng sợi tóc em
Vì Thu sai lá tỏa đi tìm.
Sao em lại nhốt trăng trong mắt
Anh phải chuộc bằng cả trái tim..."
Chu kỳ thời gian luân chuyển từ con nắng nóng mùa hạ sang thu vàng mùa lá rơi, người thi sĩ chôn vùi mối tình sầu miên viễn:
"Bếp hạ tàn như đã rất lâu
Tình anh chìm cũng tận mồ sâu.
Ngàn sau có kẻ tìm trăng hỏi
Vẫn thấy rừng xưa lá chở sầu..."
Sự cao đẹp nhất trong tình yêu khi ngừơi ta nghe bài thơ "Ngậm Ngùi" của Huy Cận khi ru người yêu vào giấc mộng: "Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây". Bằng một cảm xúc tương tự, Nhược Thu là người chiến binh nơi xa trường nhớ về hậu phương. Người chiến sĩ ôm thanh súng giữ yên bờ cõi ngoài tiền tuyến với ước mong sao cho người yêu bé nhỏ ở hậu phương được say giấc nồng. Chúng ta hãy cùng nghe bài "Anh Thức Cho Người Yêu Ngủ Yên". Bài thơ được trích dẫn vài dòng trong 20 câu tình tự:
"Em ơi từ độ mình ly biệt
Sách vở cũng vàng như tuổi thơ
Xa cách nhau rồi bao mộng ước
Nhớ em anh thức trắng đêm hờ..."
Phải chăng tình yêu vốn mang bản chất hy sinh? Sự hy sinh cao cả nhất của người chiến sĩ trong đêm khuya đã ru người yêu ngủ qua bài tình thơ tuyệt vời này cho sự chín mùi của men yêu thương và để tình yêu đạt đến cao điểm của sự nồng nàn tưởng nhớ:
"Nhiều đêm anh thức nhìn sao mọc
Nghe tiếc bao ngày vui đã qua
Nửa tuổi thơ ngây còn sót lại
Bỗng rơi mất mát tự bao giờ..."
Người chiến binh chắt chiu đời mình cho tha nhân được yên vui, họ là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất từ nơi xa xăm ngoài tiền phương trong màn sương lạnh buốt, khói thuốc được dùng để sưởi ấm tâm tư mơ về người yêu bé nhỏ ở chân trời yên bình nào đó:
"Sao mọc phương này em ở đâu?
Từng đêm súng lạnh gối bên đầu
Tâm tí cháy vụn theo tàn thuốc
Khói thuốc như tình thương tan mau"
Tôi có thể kết luận tại đây người lính kiêm thi sĩ Nhược Thu đã dâng lời ru em ngủ qua bài thơ tôi trích dẩn cuối cùng này, NT đã nói thay cho hàng trăm ngàn tay súng VNCH của các binh chủng ở khắp nơi trên lảnh thổ VNCH khi xưa khi tay ghì bá súng giữa đêm khuya canh gác giá lạnh giữ vững bờ cõi cho đồng bào thân yêu và người tình được những giờ phút ấm êm tại hậu phương. Anh ru em lời thơ, địch ru anh tiếng đạn đồng:
"Anh viết bài thơ mong lãng quên
Mà sao không cạn nỗi ưu phiền
Đêm đêm súng vọng vang phòng tuyến
Anh thức cho người yêu ngủ yên..."
Lời Kết:
Thi tập "Góp Nhặt" là một sự kết hợp tuyệt vời giữa hai thi sĩ Sông Cửu của miệt Hậu Giang và Nhược Thu của Tiền Giang, phù sa của hai miền đất quê hương đã cấu tạo những án tình thơ mà tôi có dịp trình bày ở đây. Mỗi người mang mỗi vẽ đặc biệt khác nhau hay hai khuynh hướng khác biệt thi ca ngoài cái chung của tình thơ. Trong khi SC thiên về gia đình trong một số thơ thì NT đề cao vai trò của người lính ngoài tiền phương. Như Thúy Kiều và Thúy Vân của thi ca Nguyễn Du mô tả: "Mỗi người mỗi vẽ, mười phân vẹn mười".
VHLA rất hân hạnh giới thiệu đến các bạn yêu thi ca tuyển tập "Góp Nhặt" này. Để có ấn bản thi tập này xin liên lạc về:
Email: nhuocthu@yahoo.com, Attn: Nhược Thu Tạ Văn Hiến,
hoặc
Email: songcuu@sdccu.net, attn: Sông Cửu Bùi Công Tường
Việt Hải
*******************
Tản Mạn về dòng thơ Nhược Thu
Thơ của thi sĩ Nhược Thu đến với tôi thật tình cờ trong những ngày cuối thu năm 2006. Một người bạn thơ thấy tôi hay thích sưu tầm những bài thơ “lạ” cho nên đã gửi tôi xem bài “ Em đi áo lụa cài trâm” của anh
Em đi in bóng lụa vàng
Để tôi thả gió ngỡ ngàng áo bay
Em đi má đỏ hây hây
Tôi buồn nhốt nắng cho đầy héo hon
Môi ai chưa cắn đã giòn
Nghe như sắp vỡ lối mòn trăm năm
Em đi áo lụa cài trâm
Có tôi thắp mảnh trăng rằm chờ mong ...
(Em Đi Áo Lụa Cài Trâm- Nhược Thu)
Bài thơ trữ tình đó đã đem đến cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi còn được biết thêm anh là người bạn thơ xướng họa của nhà thơ Thi Hạnh, một cô em gái mà tôi được quen biết trên diễn đàn từ mấy tháng nay. Thế là tôi đã để ý và tìm hiểu thêm về nhà thơ này…
Thi sĩ Nhược Thu tên thật là Tạ Văn Hiến, sinh ngày 27 tháng 3 năm 1946, là người con của vùng đất Ba Xuyên- Sóc Trăng. Anh là cựu sinh viên trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, là một Cựu Sĩ Quan Việt Nam Cộng Hòa. Và cũng như bao người lính bại tướng khác anh đã phải trải qua mấy năm tù lao động cải tạo ở miền Việt Bắc xa xôi như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phú…Nội chỉ đọc qua tiểu sử của anh, tôi đã thầm kính nể anh rồi, một người đã vừa cống hiến trong công cuộc gìn vàng giữ ngọc nền văn chương nghệ thuật Việt Nam, lại là một người hùng đã từng góp phần xương máu, mồ hôi và nước mắt để gìn giữ đất Mẹ yêu thương…
Thơ của anh Nhược Thu đậm nét lãng mạn. Chữ tình trong thơ anh thì mênh mông lắm, giống như Thi Hạnh đã tâm sự trong lời ngỏ của tuyển tập thơ “Đếm những hư hao” rằng:”…Chữ tình trong thơ Nhược Thu không chỉ gói ghém trong phạm vi nhỏ hẹp của tình yêu đôi lứa, nhưng còn hàm chứa cả một khối tình cao đẹp là tình người, tình bạn, tình đồng bào, và quan trọng hơn cả là tình quê hương đất nước, mối tình đã in những dấu ấn đậm sâu trải dài trong từng âm sắc của dòng thơ Nhược Thu…”
Khi đọc thơ anh qua mấy thập niên, tôi thấy anh gói ghém càng ngày càng phong phú chữ tình qua cách dùng ẩn dụ rất trừu tượng. Tỉ dụ như ngày xưa anh nghĩ:
…Có phải em thu hết kim cương
Giấu vào đôi mắt sáng như gương
Nhìn anh bối rối làm sao ấy
Khiến nửa hồn anh lạc mất đường…
(Em giấu thu vàng trong tóc mây- Nhược Thu)
thì mấy năm sau tôi bắt gặp trong thơ anh:
…Em về xát muối câu thề cũ
Bếp lửa hương mùa tắt đã lâu
Chưa nướng mà nghe buồn đã khét
Cời thêm chi nữa đóm than sầu…
( Ai đốt nắng hè nung đỏ phượng- Nhược Thu)
Những dòng thơ sau này khi tôi đọc thiệt làm tôi hơi bỡ ngỡ vì nghệ thuật dùng thi từ của anh. Nhưng từ cái ngơ ngác lúc ban đầu lại đem đến cho tôi cảm xúc rồi rung động. Theo tôi nghĩ anh là một thi nhân có một sự suy nghĩ tinh tế và tỉ mỉ, ngoài ra còn có biệt tài chơi trò chữ nghĩa. Thử hỏi trong lòng mỗi người dân Việt Nam chúng ta, còn hình ảnh nào nói lên sự ấm cúng của gia đình trong một ngôi nhà hơn là nhà bếp. Nói đến bếp ta hình dung ngay một lò bếp than lửa hồng và hình dáng của một người mẹ cặm cụi lo cho gia đình có bữa ăn ngon và những buổi họp mặt gia đình quây quần bên bếp lửa hồng trong những ngày đông giá rét mướt. Nếu bây giờ chúng ta thử nhắm mắt lại và hình dung cả gia đình đang tụ họp vui vẻ rộn rịp bên lò than đang rực cháy để chờ nồi bánh chưng luộc xong trong đêm trừ tịch sao thấy vui và ấm áp một chữ tình. Đối với tôi, bếp là biểu tượng cho sự sống sinh tồn, của một gia đình nói riêng, của một dân tộc nói chung, và của một quê hương đất nước, nếu muốn nói rộng lớn hơn nữa …Những năm gần đây trong thơ anh Nhược Thu, tôi tìm thấy rất nhiều hình ảnh trong bếp như chẻ, đong, vo, ướp, nấu, đun , luộc,nướng, chiên…qua cách xử dụng thi từ làm cho thơ anh mang một sắc thái riêng, vừa giàu ý tưởng mà còn đậm đà thi vị…
Ta đi đừng chẻ thơ tìm lệ
Và mộng chung tình xin trả nhau…
(Từ ly- Nhược Thu)
Em đã đong tràn hơi thở ấm
Khi bờ môi lạ nhớ thành quen
( Em đong thương nhớ bằng hơi thở- Nhược Thu)
Tháng Tư cơm nấu vo bằng lệ
Những kẻ thăm chồng cũng xác xơ
(Tháng tư cơm nấu vo bằng lệ- Nhược Thu)
Anh ướp môi em hồng sắc hạ
Sắc hồng nhung nhớ thấm vào mơ
( Từng câu em thốt mềm như mạ- Nhược Thu)
Em nấu gì khi giòng nước cạn
Cả vần thơ nhỏ cũng tan hoang …
(Tháng tư cơm nấu vo bằng lệ- Nhược Thu)
Và em đun giấc mơ ngày đó
Đọng giọt buồn xưa ngập đáy hồn ...
(Em về- Nhược Thu)
Đời như chảo nước còn sôi bỏng
Luộc chín vần thơ vá víu lòng
(Vần thơ luộc- Nhược Thu)
Ta trả bằng thơ loảng tiếng thơ
Có ai đang nướng mảnh tim hờ
( Có ai tắt bếp- Nhược Thu)
Em chiên thơ úa giòn như cốm
Chưa cắn nghe vần rơi ngổn ngang
(Em chiên thơ úa giòn như cốm- Nhược Thu)
Khi tôi đọc tuyển thi tập Góp Nhặt gồm các bài thơ của hai nhà thơ Sông Cửu và Nhược Thu, tôi thấy nhà thơ Phan Anh Dũng đã viết lời bạt rất hay: “ Sông Cửu- Nhược Thu…Thơ của hai anh... đẫm đầy mật ngọt hương lúa, phù sa và tình yêu, dòng sữa ngọt nuôi sống con người và làm thăng hoa đời sống . Vì vậy bàng bạc trong tập thơ này, bạn yêu thơ sẽ tìm thấy sức sống vừa thâm trầm, vừa mãnh liệt vừa lãng mạn vừa tin tưởng trong hai nhánh của dòng sông tình yêu: tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa".
Nhà thơ Sông Cửu tên thật là Bùi Công Tường, quê quán Bến Tre, Kiến Hòa, tượng trưng cho con sông Tiền Giang. Anh đã vào nghiệp báo chí, văn học trước năm 75. Đọc thơ Sông Cửu, tôi thấy phảng phất trong thơ anh những câu hò điệu lý quê hương ngọt ngào
“Mẹ cò mò cá trên đồng
Bắt được con còng
Ngóng cổ chờ con!
Mẹ cò mò cá ven sông
Con nước lớn-ròng
Chẳng đủ con ăn…”
(Đồng dao mẹ cò- Sông Cửu)
Chữ tình trong thơ anh Sông Cửu thì thâm trầm nhẹ nhàng như lời ru của gió thổi nhẹ đưa trên những chùm bông vàng điên điển, những cánh hoa tím bằng lăng, những cành lá tràm màu thiên thanh rủ nghiêng trên mặt nước miền Đồng Tháp
“ Tóc dừa phủ kín chín đầu rồng
Ba dãy cù lao ngó biển Đông
Vân Tiên trung hiếu tròn chung thủy
Nguyệt Nga tiết hạnh vẹn chữ tòng”
(Kiến Hòa- Sông Cửu)
“Đêm, sáng trăng dịu hiền
Dòng suối triền miên chảy
Nối vòng Thu sống lại
Tình yêu mùa lá bay…”
(Tình yêu mùa lá bay- Sông Cửu)
Còn dòng thơ của anh Nhược Thu viết về tình yêu đôi lứa thì lại khoác màu áo lãng mạn như một vầng trăng cổ tích soi bóng trên rừng U Minh huyền ảo …
"Thêm nửa mùa trăng đến nữa rồi
Bao lần ta hỏi mượn trăng soi
Nhưng em đã giấu trong tiền kiếp
Làm vỡ trăng thề rả cuộc chơi..."
( Nỗi buồn cổ tích- Nhược Thu)
Khi tôi đi rong trong cõi thơ tình lãng mạn “Đếm những hư hao” của Thi Hạnh- Nhược Thu, tôi đã đi từ ngạc nhiên đến thích thú. Tôi thấy sự đồng cảm trong dòng thơ của hai thế hệ khác nhau lại rất hài hòa như điển tích Bá Nha- Tử Kỳ mà tôi hằng yêu thích …
...” Em sẽ giữ chặt lấy bàn tay
Ngón xưa đan ngón thuở trăng đầy
Trăng giờ đã như thơ…héo hắt
Vẫn mộng vá víu ở tương lai”
(Giữ mãi một bài thơ- Thi Hạnh)
…” Em giữ bàn tay, em biết không
Dù chưa chai sạn cũng chai lòng
Tình em như lụa mềm trong nắng
Nhưng nắng phai rồi những ước mong”
( Tình em như lụa mềm trong nắng- Nhược Thu)
Đã từ lâu mỗi khi tôi đọc những vần thơ quê hương của nhà thơ Trần Trung Đạo, tôi thường thấy trong lòng dâng một nỗi đau sầu lắng.
…”Tôi đứng nhìn non sông đang phủ xuống
Một màu đen tang tóc đau thương
Người lính bộ binh buông súng đứng bên đường
Ðang cúi mặt cố che niềm tủi nhục
Anh không khóc
Sao trời như bão động
Anh không cười
Sao chua chát nghẹn trên môi
Về đâu anh nắng đã tắt trên đồi
Sương đang xuống trên cuộc đời còn sót lại”…
(Bài thơ tháng 4- Trần Trung Đạo)
Tôi cũng đã từng nghẹn ngào rung động đắng cay khi nghe những dòng tâm tình đau thương của người bạn thơ tôi, anh Khiếu Long trong bài “ Tháng tư uất hận”
“Mày một ly
Uống cho vơi niềm uất hận
Tao một ly
Uống để oán giận cuộc đời
Tháng Tư mình mất cuộc đời
Ngày buông tay súng chơi vơi hận cuồng
Trời quê hương chợt nhuốm buồn
Một đời chinh chiến hào truông biên thuỳ
Đời ta sống chết xá gì
Thương quê hương buổi từ ly đoạ đày…”
(Tháng tư uất hận- Khiếu Long)
Còn thơ viết về quê hương, thân phận của anh Nhược Thu thì đã để lại trong tôi một nỗi ngậm ngùi chua xót
“Trời đày cả chục năm nay
Tháng Tư mang những luống cày trên lưng
Người đi giông tố bão bùng
Bao giờ ta được khóc cùng trong nhau
Tháng Tư xé rách lụa đào
Áo em bạc cả ngọt ngào thuở xưa
Đâu vì mưa nắng sớm trưa
Mà vì dâu biển dối lừa nước non..”
(Vớt hạt- Nhược Thu)
Những nỗi đau nhục nhằn thấm thiết mà các anh đã trang trải qua những hoa chữ hay hương vần này, tôi đều cảm nhận rất rõ nét, có lẽ vì tôi từ nhỏ đã lớn lên, đã chứng kiến và tiếp xúc cận kề với những tang thương của cuộc chiến …Tôi cũng như các anh đều có một món “nợ da vàng”(NT) chưa trả, một “bài thơ quê hương còn dang dỡ”(TTĐ), một ước mơ có một ngày trở về “gục đầu bên gối Mẹ”(KL) Việt Nam thân yêu…
Nhà thơ Nhược Thu, nhà thơ Trần Trung Đạo, nhà thơ Khiếu Long
Thơ của anh Nhược Thu đa dạng, chữ Tình trong thơ anh vừa rộng vừa sâu như con sông Hậu quê anh, vừa đậm đà nghĩa thủy chung. Tôi thành tâm nguyện chúc cho túi thơ của anh như một bầu rượu uống không bao giờ cạn luôn đem đến cho những người yêu mến thơ anh một cảm giác say lâng lâng trong cõi hương tình…
Viết tại Paris, mùa hè 2007
Bích Phượng Paris
*****************
Nhược Thu
Thi ca - Thi nhân
Nhược Thu tên thật là Tạ Văn Hiến , sinh năm 1946 tại Ba Xuyên , lớn và sống tại Sài Gòn .
Cựu sinh viên Đại Học Văn Khóa sàigòn
Cựu SQQLVNCH
Cựu tù cải tạo các trại Yên Bái, Phong Quang Lào Kai , Vinh Quang Vĩnh Phú . Trước 1975 thơ đăng rải rác trên vài nhật báo , tuần san Chọn Lọc và các đặc san của các khóa học quân sự
Thơ đã in tại Mỹ :
-Vườn Thơ hội ngộ [in chung với nhiều tác giả]
-Tuyển tập Văn Thơ 2003 nhiều tác giả
-Tuyển tập văn học thời nay [2004 nhiều tác giả]
-Thi tập Góp Nhặt [in chung với Sông Cửu]
*
Đôi lời
[Chung Ngắm Vầng Trăng ] là rút ngắn từ tụa bài thơ “ Hai người chung ngắm một vầng trăng” bài thơ được làm trong bối cảnh nhận được gói quà 5 kg đầu tiên của những tháng năm lưu đày nơi đất bắc.
Bài thơ thành hình trong nỗi nhớ của kẻ lưu đày về người vợ hiền đang vất vả ngược xuôi trong cảnh đời nghiệt ngã .
Bài thơ cũng ghi lại âm thanh tiếng nấc nghẹn ngào của người cô phụ trong đêm nhìn trăng , nhớ người chồng đang bị khổ sai nơi tù ngụa xa xôi.
Tập thơ này , thay – một lời tạ ơn – người bạn đời của tôi , một trong những hình ảnh tuyệt đẹp của cả một thế hệ phụ nữ Việt Nam trong quốc nạn 1975.
Cũng trong tập thơ nhỏ này , tôi cũng xin góp nhặt đoạn đời đã qua , từ những lãng mạn của tình yêu học trò , từ thủa bước chân vào quân ngũ , để chia xe cùng bạn tri âm .
Trân trong
tháng 4 năm 2004
Nhược Thu.
*
ta về giữa cảnh tro tàn cháy
bếp lửa quê nhà cũng đổ loang
em có chờ mong trong quá khứ
hay đang vui thú mộng thanh nhàn
[ma về – chung ngắm một vầng trăng – trang 12]
chia nửa vầng trăng
anh ngồi chia nửa vầng trăng
gởi em một nửa nửa giăng đầu tường
trung thu em giữ làm gương
để soi anh chốn dặm trường nắng mưa
giờ này em đã ngủ chưa
sao trăng ửng đỏ như vừa biết yêu
nhớ nhung in dấu bên chiều
nửa trăng quên ngủ dáng kiều xác xơ
đường trần xa lắc xa lơ
nhìn trăng chợt nhớ vô bờ về em
[Chia nửa Vầng trăng – trang 66]
trong Chinh Phụ ngâm Khúc của đặng trần Côn mà dịch giả Đoàn thị Điểm dịch là;
-vầng trăng ai xẻ làm đôi
nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
thế kỷ tứ 17 , cuộc chiến trong Chinh Phụ Ngâm chỉ là phần đầu :
người lên ngực kẻ chia bào
Chàng ra đi tòng quân , giết giặc nàng ở nhà chờ mong chồng về ? cũng chỉ là thế thôi , cái khổ là mỗi nguuoì một nơi mỗi người một nẻo , cái khổ không lớn lao cho lắm , còn cái khổ hiện đại trong thơ Nhược Thu là cái khổ phần tiếp theo cái khổ của Đặng trần Côn , cuộc chiến tranh chấm dứt và đi tù . Mà đã đi tù thì nó khổ đủ thứ , mà người vợ ở nhà nuôi con , chờ chồng đi tù thì cái nỗi buồn này nó lớn hơn nỗi buồn mong chồng của người chinh phụ.
Đọc xong mấy bài thơ của thi sĩ Nhược Thu , tôi bỗng thấy váng đầu hoa mắt , và cảm thấy nhức nhối ở ngực nh bị bệnh về tim , vì vậy không thể đọc tiếp được nữa? thơ anh là thơ thật , không huê dạng làm màu mè , đảo ngữ loạn ngữ , nhưng thơ anh là nhạc của anh , nó đầy âm điệu và hình ảnh , đọc lên bỗng thẫn thờ. Đẻ tp thơ [Chung ngắm một vầng trăng] trên bàn , thì không sao ? mà hễ cầm lên đọc tiếp thì lại y như rằng cơn đau tim ở đâu kéo đến, thơ anh thật dản dị bình thường không hậu hiện đại .
nhưng tuyệt.
thơ trích:
tại ai
tại ai đã nhét buồn trong lá
rắc cả mang chờ đã gẫy đôi
gửi gió cho bay về lối cũ
ừ làm chân anh vướng nhớ khôn nguôi
tại ai đã gói vào trong mộng
một chút hương nồng của sắc yêu
xa tít nhưng hồn thơ vẫn lộng
nào hay mộng thực xẻ hai chiều
tại ai đã dấu mùi hôn ngọt
cho dắng môi hồng chưa điểm son
chưa hợp sao em đành vội vã
Buông câu cách biệt để môi hờn
em đi áo lụa cài trâm
em đi in bóng lụa vàng
để tôi thả gió ngỡ ngàng áo bay
em đi má đỏ hay hây
tôi buồn nhốt nắng cho đầy héo hon
môi ai chưa cắn đã giòn
nghe như sắp vỡ lối mòn trăm năm
em đi áo lụa cài trâm
có tôi thắp mảnh trăng rằm chờ mong
nếu lỡ
lỡ bước không cùng xum họp nữa
xin đừng đem mộng xẻ làm đôi
người bên này nhới bên kia tủi
thơ cũng vì em đã ngậm ngùi..
nếu biết cõi đời xa lối mộng
bờ môi sao ngọt những vần yêu
hồn anh ngờ ngợ mùi hương tóc
chưa một lần hôn , ngỡ rất nhiều..
nếu lỡ một ngày xa cách thật
em còn gom giữ được gì không
hồn thơ ai trải dài muôn lối
có đủ vì em góp mặn nồng...
hai người chung ngắm một vầng trăng
- Tạ ơn em đã vì anh và con mà khổ cực
- Nhớ những ngày tuyệt vọng ngoài bắc
gói quà 5 ký mở run run
không khóc mà nghe lệ đẫm tròng
em chốn quê nhà bao khổ cực
nuôi chồng nuôi cả mảnh tình chung
thân cò chưa lặn lội bờ sông
chưa biết cày sâu giữa cánh đồng
con nmhỏ vẫn còn đang tập nói
tay bồng tay bế biết sao xong???
em viết đôi giòng pha nước mắt
hai người chung ngắm một vầng trăng
mà sao ngăn cách trời nam bắc
đau đớn nào hơn sống chẳng gần?
anh đã bảo rồi em chớ đợi
lưu đầy đâu dám mộng đoàn viên
vì con em hãy liều thêm bước
hãy để mình anh gánh lụy phiền
nếu lỡ mà anh về chẳng được
khi đàn con lớn hỏi về cha
thì em hãy chỉ trời phương bắc
bố đã đền yên nợ nước nhà....
Người viết: Chu Vương Miện